Nội Dung Tóm Tắt
- 1 Bài 1: Thủ Pháp Thị Giác Trong Nhiếp Ảnh : Bố Cục Cơ Bản Nhất Ai Cũng Cần Biết
- 2 Bài 2: Thủ Pháp Thị Giác Trong Nhiếp Ảnh: Quy Tắc 1/3 Tiền Đề Cho Những Bức Ảnh Đẹp
- 3 Bài 3: Thủ Pháp Thị Giác Trong Nhiếp Ảnh: Tiền Cảnh Chủ Đạo Hậu Cảnh Bổ Sung
- 4 Bài 4: Thủ Pháp Thị Giác Trong Nhiếp Ảnh : Canh Nét Chọn Lọc
- 5 Bài 5: Thủ Pháp Thị Giác Trong Nhiếp Ảnh : Thêm Cái Mất Trật Tự Vào Tình Huống Trật Tự
- 6 Bài 6: Thủ Pháp Thị Giác Trong Nhiếp Ảnh – Giới Hạn Khuôn Hình
- 7 Bài 7 : Thủ Pháp Nghệ Thuật Trong Nhiếp Ảnh : Lia Máy
- 8 Bài 8: Thủ Pháp Thị Giác Trong Nhiếp Ảnh – Bóng Đen
- 9 Bài 9: Thủ Pháp Thị Giác Trong Nhiếp Ảnh – Khung Trong Khung
- 10 Bài 10 : Thủ Pháp Thị Giác Trong Nhiếp Ảnh : Khoảnh Khắc Quyết Định
- 11 Bài 11: Thủ Pháp Thị Giác Trong Nhiếp Ảnh- Nhịp Điệu
- 12 Bài 12: Thủ Pháp Thị Giác Trong Nhiếp Ảnh : Màu Sắc Tương Phản
- 13 Bài 13: Thủ Pháp Thị Giác Trong Nhiếp Ảnh – Nguyên Tắc Con Số 3
- 14 Bài 14: Thủ Pháp Thị Giác Trong Nhiếp Ảnh : Phối Cảnh Hội Tụ
- 15 Bài 15: Thủ Pháp Thị Giác Trong Nhiếp Ảnh – Đường Chéo
Bài 1: Thủ Pháp Thị Giác Trong Nhiếp Ảnh : Bố Cục Cơ Bản Nhất Ai Cũng Cần Biết
Thủ Pháp Thị Giác Trong Nhiếp Ảnh Là Gì?
Thủ pháp thị giác thực ra là 1 phần không thể thiếu được trong nhiếp ảnh hiện đại, tất cả các thủ pháp thị giác khi mà chúng ta xuất hiện hình ảnh là đã có lịch sử phát triển rất lâu dài. Có những trường đại học lớn đã phát triển hẳn một khoa nghiên cứu về thủ pháp thị giác cho học sinh, sinh viên nhiếp ảnh, điện ảnh. Mình nghĩ đây là 1 trong những yếu tố rất cần thiết để các bạn có những bức ảnh đẹp một cách đơn giản nhất và lí giải cho các bạn tại sao khi nhìn thấy 1 bức ảnh đẹp mà chúng ta sẽ phân tích được những yếu tố của bức ảnh một cách khoa học nhất. Theo mình nghĩ nhiếp ảnh là bộ môn khoa học, khi mà giải trí được kết hợp với khoa học thì chúng ta sẽ có được những sản phẩm hài lòng.
Bài 2: Thủ Pháp Thị Giác Trong Nhiếp Ảnh: Quy Tắc 1/3 Tiền Đề Cho Những Bức Ảnh Đẹp
Quy Tắc 1/3 là gì ?
Quy tắc 1/3 là quy tắc cơ bản đầu tiên cho người cầm máy ngắm lấy khung ảnh. Theo quy tắc khởi đầu, bức ảnh sẽ được chia thành một mạng lưới theo cấu trúc 3×3 và đặt các chủ thể chính dựa vào các đường gióng trong khung hình.
Bài 3: Thủ Pháp Thị Giác Trong Nhiếp Ảnh: Tiền Cảnh Chủ Đạo Hậu Cảnh Bổ Sung
Tiền Cảnh Chủ Đạo Hậu Cảnh Bổ Sung Là Gì ?
Tiền cảnh là phần gần nhất, cho người xem chi tiết rõ nhất và vì thế có sức ảnh hưởng lớn nhất với thị giác.
Trung cảnh là phần sau tiền cảnh đó, do ở xa nên hình dạng ít chi tiết hơn rất nhiều và phần lớn chỉ là một khối hình thể với chi tiết mờ hơn và ít ảnh hưởng đến thị giác hơn.
Hậu cảnh là phần xa nhất, đó là cái phông căn bản nhất của ảnh, thường là bầu trời, biển hay chân trời xa, phần này tuy xa nhưng có diện tích lớn nhất trong ảnh và khi có nhiều mây nó cũng chiếm phần rất quan trọng trong ảnh. Hậu cảnh sẽ được nói đến trong bài về khoảnh khắc và thời tiết.
Bài 4: Thủ Pháp Thị Giác Trong Nhiếp Ảnh : Canh Nét Chọn Lọc
Canh Nét Chọn Lọc là Gì ?
Chúng ta chọn trong một tập thể các nhân vật và lấy nét vào một nhân vật tốt nhất, bình thường ta chụp bức ảnh canh nét chọn lọc thì chúng ta dùng ống kính tele để có thể xóa phông, bề mặt chụp phải tương đối chéo với góc chụp.
Bài 5: Thủ Pháp Thị Giác Trong Nhiếp Ảnh : Thêm Cái Mất Trật Tự Vào Tình Huống Trật Tự
Đây là thủ mang tính chất bức ảnh của chúng ta có trở lên khách biệt hay không. Thêm cái mái trật tự vào tình huống trật tự hoặc ngược lại, nghe có vẻ khó hiểu nhưng không sao Sương sẽ giải thích bằng hình ảnh và mọi người sẽ thấy nó hoàn toàn rất đơn giản.
Bài 6: Thủ Pháp Thị Giác Trong Nhiếp Ảnh – Giới Hạn Khuôn Hình
Chào các bạn, hôm nay chúng ta sẽ đến với một thủ pháp thị giác có tên gọi là giới hạn khuôn hình. Thủ pháp thị giác này được các nhiếp ảnh báo chí hiện đại hoặc trên thế giới áp dụng thường xuyên. Vì nó kích thích trí tưởng tượng của người xem bằng cách cho họ xem những gì họ cần xem.
Bài 7 : Thủ Pháp Nghệ Thuật Trong Nhiếp Ảnh : Lia Máy
Chụp lia máy là gì?
Chụp lia máy là thu lại cảnh tượng vật thể chuyển động vào bức ảnh. Như bạn có thể thấy trong bức ảnh dưới đây, chụp lia máy tái tạo lại cảm giác vật thể chuyển động rất rõ ràng. Nếu giữ nguyên máy và chụp chuyển động, vật mẫu của bạn có thể sẽ bị mờ do tốc độ đóng cửa trập thấp.
Bài 8: Thủ Pháp Thị Giác Trong Nhiếp Ảnh – Bóng Đen
Đến với bài học lần này chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu về thế nào là bóng đen và các cách để chụp bóng đen sao cho hợp lí, vừa mắt người xem nhất có thể nhé.
Chụp ảnh bóng đen là ghi lại đối tượng chụp tối trên phông nền sáng hơn . Đối tượng chụp được đặt trong bức ảnh theo cách trông như một bóng đen trên một khung cảnh sáng. Thông thường bóng được thực hiện ngược với ánh sáng mặt trời, hoặc đôi khi nguồn sáng do chúng ta tạo ra. Đối tượng hoàn toàn màu đen và được hiển thị thông qua hình dáng, đường nét viền xung quanh. Chụp ảnh bóng đen là kỹ thuật tuyệt vời để mô tả những bí ẩn , cảm xúc theo cách đơn giản nhưng nổi bật nội dung muốn truyền ý đến người xem. Đây là thể loại nhiếp ảnh không tiết lộ tất cả mọi thứ rõ ràng, chỉ thể hiện một phần bức ảnh để trí tưởng tượng của người xem tự tìm hiểu. Hiện có rất nhiều bạn trẻ đam mê nhiếp ảnh muốn thể hiện thể loại này nhưng không biết các thực hành cụ thể như thế nào để có một bức ảnh hoàn hảo .
Dưới đây là một số kỹ thuật có thể giúp bạn nhận được điều kỳ diệu trong bức ảnh bóng đen tuyệt vời.
Bài 9: Thủ Pháp Thị Giác Trong Nhiếp Ảnh – Khung Trong Khung
Xin chào các bạn, hôm nay chúng ta lại tìm hiểu đến một thủ pháp thị giác mới đó chính là ‘’khung trong khung’’ trong tiếng anh là frame in frame. Thực ra dịch sang tiếng việt cũng không sát nghĩa lắm nhưng chúng ta có thể tạm tưởng tượng là ta luôn luôn sử dụng và tìm kiếm một cái khung có sẵn trong hoàn cảnh tự nhiên để đặt vào khung hình của chúng ta trong một bức ảnh.
Bài 10 : Thủ Pháp Thị Giác Trong Nhiếp Ảnh : Khoảnh Khắc Quyết Định
Henri Cartier-Bresson, bậc thầy mẫu mực của nhiếp ảnh báo chí hiện đại từng có một câu nói “Khoảnh khắc, một khi bạn bỏ lỡ, nó sẽ biến mất mãi mãi”. Đúng vậy, những khoảnh khắc ta tình cờ bắt gặp trên đường, trên phố không hẳn lúc nào cũng giống nhau, hay có thể nói nó là duy nhất và sẽ không xuất hiện lại lần thứ hai.
Và với những khoảnh khắc quyết định này, bạn cần những gì để “bắt” được bằng nhiếp ảnh? Một số người cho rằng chỉ cần máy ảnh có tốc độ chụp nhanh là có thể làm được hết. Thực tế thì đây chỉ là một phần nhỏ quyết định, còn lại để tác phẩm bạn có đủ phần “hồn” và đủ sức hút thì cần nhiều yếu tố hơn nữa. Đây là những yếu tố cần có để ghi lại những khoảnh khắc vàng, hãy cùng chúng tôi điểm qua nhé.
Bài 11: Thủ Pháp Thị Giác Trong Nhiếp Ảnh- Nhịp Điệu
Tiếp theo series Thủ Pháp Thị Giác Trong Nhiếp Ảnh, bài học lần này chúng ta tìm hiểu đến nhịp điệu trong bức ảnh. Đây là một thủ pháp thị giác rất đặc biệt đòi hỏi chúng ta phải quan sát rất kĩ và có sự liên tưởng rất tốt. Với những người yêu nhạc, chơi nhạc thì câu chuyện quan sát này sẽ trở nên đơn giản hơn vì nó có sự kết nối giữa âm thanh và hình ảnh. Nhịp điệu trong bức ảnh là gì? Đó chính là sự lặp lại của các yếu tố trên 3 lần hoặc tự 3 lần trở lên. Sau đây là một ví dụ rất rõ ràng
Bài 12: Thủ Pháp Thị Giác Trong Nhiếp Ảnh : Màu Sắc Tương Phản
Trong tự nhiên chỉ có 3 màu căn bản là: Đỏ, Vàng và Lam từ 3 màu căn bản này tạo ra các màu sắc khác nhau. Ngoài 2 màu trắng và đen có sẵn trong tự nhiên ta có thể hòa ra rất nhiều màu, đó là sự kỳ diệu của màu sắc trong thiên nhiên. Tuy nhiên màu sắc trong thiên nhiên đó bản chất chỉ là bước sóng được ghi nhận qua mắt sau đó chuyền đến não. Đối với một số loài vật thì màu sắc không có ý nghĩa, chúng chỉ nhìn được 2 màu. Còn con người có bộ não rất cao cấp có thể phân biệt rất nhiều màu.
Và thủ pháp hôm nay Sương muốn giới thiệu đó là: Màu Sắc Tương Phản
Bài 13: Thủ Pháp Thị Giác Trong Nhiếp Ảnh – Nguyên Tắc Con Số 3
Chào các bạn, hôm nay chúng ta cùng đến với thủ pháp thị giác phải nói là căn bản của nhiếp ảnh hiện đại. Đây là một thủ pháp thị giác được dựa trên nguyên lý khoa học của các trường đại học về nhiếp ảnh trên toàn thế giới. Đó là nguyên lí dãy số, thủ pháp thị giác có tên là nguyên tắc số 3.
Bài 14: Thủ Pháp Thị Giác Trong Nhiếp Ảnh : Phối Cảnh Hội Tụ
Phối cảnh hội tụ là một thủ pháp thị giác tương đối quan trọng trong nhưng cái thủ pháp thị giác, đây là một thủ pháp rất dễ thực hiện bởi vì chúng ta có thể nhìn thấy ở rất nhiền hoàn cảnh có phối cảnh hội tụ.
Bài 15: Thủ Pháp Thị Giác Trong Nhiếp Ảnh – Đường Chéo
Bố cục đường chéo và các quy tắc bố cục cơ bản đã được sử dụng từ thời đại hội họa. Chúng vẫn được sử dụng rất phổ biến trong nghệ thuật trực quan. Hãy cùng Sương tìm hiểu thêm về chúng trong bài viết này.
Trong bố cục đường chéo, các yếu tố trong ảnh được sắp xếp dựa trên một đường chéo. Một bố cục như thế có thể nhấn mạnh phối cảnh, mang lại cho ảnh cảm giác độ sâu, và cũng thêm vẻ động cho ảnh.