Bài 15: Thủ Pháp Thị Giác Trong Nhiếp Ảnh – Đường Chéo

MegaBimTIP & TRICKBài 15: Thủ Pháp Thị Giác Trong Nhiếp Ảnh – Đường Chéo
MegaBimTIP & TRICKBài 15: Thủ Pháp Thị Giác Trong Nhiếp Ảnh – Đường Chéo

Bố cục đường chéo và các quy tắc bố cục cơ bản đã được sử dụng từ thời đại hội họa. Chúng vẫn được sử dụng rất phổ biến trong nghệ thuật trực quan. Hãy cùng Sương tìm hiểu thêm về chúng trong bài viết này.

Trong bố cục đường chéo, các yếu tố trong ảnh được sắp xếp dựa trên một đường chéo. Một bố cục như thế có thể nhấn mạnh phối cảnh, mang lại cho ảnh cảm giác độ sâu, và cũng thêm vẻ động cho ảnh.

Ví dụ về bố cục đường chéo

1. Các đường chéo đơn

I) Dùng các đường thẳng trên một bề mặt núi

Sườn núi với rừng, sơ đồ cho thấy đường chéo trung tâm

Tôi tình cờ gặp ngọn núi dốc này vào cuối thu và dùng một ống kính tele để chụp được phong cảnh gần hơn.  Ảnh này được lập bố cục để căn đường chéo theo các đường thẳng tự nhiên trên bề mặt núi.

II) Các chi tiết kiến trúc trên nền cảnh đêm

Cảnh đêm với các chi tiết kiến trúc của cửa sổ đài quan sát ở tiền cảnh

Sơ đồ cho thấy các đường chéo hình thành bởi các chi tiết kiến trúc

Một tấm ảnh góc rộng đơn giản, chụp cảnh đêm có thể là đẹp, nhưng ngoài kia có vô số ảnh tương tự. Với ảnh này, nhiếp ảnh gia đã kết hợp các chi tiết kiến trúc của đài quan sát mà ông chụp từ tiền cảnh. Nó mang tính đồ họa, bất ngờ, và làm cho ảnh trông có vẻ động nhiều hơn.

Thủ thuật: Đường chéo không nhất thiết phải là nằm ngay giữa

Với ảnh này, đường chéo (đường màu đỏ) được đặt thấp hơn so với đường chéo giữa (đường chấm chấm màu xanh). Nó là một góc bất ngờ, và làm cho ảnh trông có vẻ thú vị hơn nữa.

2. Sử dụng các đường chéo giao nhau để dẫn hướng và tập trung sự chú ý

Máy bay trên trời, sơ đồ thể hiện các đường chéo giao nhau

Khi bạn có hai đường chéo giao nhau, mắt của người xem sẽ tập trung vào điểm giao của chúng. Bạn có thể sử dụng quy tắc đó khi bạn quyết định nên đặt các yếu tố chính ở đâu trong bố cục của bạn.

Trong ví dụ này, hình chữ “X” được tạo thành bởi thân và cánh máy bay nằm ở nửa chéo phía trên của ảnh.

Lưu ý điều này: Khu vực bên dưới các đường chéo càng lớn, bố cục càng ổn định.

2. Chia bố cục thành tỉ lệ 6:3

Phong cảnh tự nhiên với bầu trời, mặt đất và hồ nước

Sơ đồ thể hiện bố cục 6:3

Trong ảnh này, bầu trời và những đám mây (đối tượng chính) chiếm hai phần ba ảnh, và hồ nước và mặt đất chiếm phần ba còn lại. Việc chia bố cục thành tỉ lệ 6:3 như thế này giúp tạo ra một bố cục ổn định.

3. Kết hợp Quy Tắc Phần Ba với bố cục chia tách

Một kỹ thuật lập bố cục thường được sử dụng cùng với Quy Tắc Phần Ba, nhất là trong chụp ảnh phong cảnh là bố cục chia tách. Trong kỹ thuật này, khung hình được chia thành các phần bằng nhau về chiều dọc hoặc chiều ngang. Làm như thế giúp tạo ra cảm giác ổn định dễ hơn.

Cảnh đêm

Sơ đồ cho thấy ảnh được chia đôi như thế nào

Một tấm ảnh khắc họa sự tăng màu của bầu trời và ánh sáng. Ở đây, bố cục chia đôi đã được sử dụng để làm nổi bật sự tương phản một cách hiệu quả.

admin
adminhttps://suongmedia.com
Sáng Tạo – Hiện Đại – Cảm Xúc Đó là những giá trị cốt lõi để mỗi sản phẩm được tạo ra không bao giờ lỗi thời.

Latest news

Related news