Thủ Pháp Thị Giác Trong Nhiếp Ảnh Là Gì?
Thủ pháp thị giác thực ra là 1 phần không thể thiếu được trong nhiếp ảnh hiện đại, tất cả các thủ pháp thị giác khi mà chúng ta xuất hiện hình ảnh là đã có lịch sử phát triển rất lâu dài. Có những trường đại học lớn đã phát triển hẳn một khoa nghiên cứu về thủ pháp thị giác cho học sinh, sinh viên nhiếp ảnh, điện ảnh. Mình nghĩ đây là 1 trong những yếu tố rất cần thiết để các bạn có những bức ảnh đẹp một cách đơn giản nhất và lí giải cho các bạn tại sao khi nhìn thấy 1 bức ảnh đẹp mà chúng ta sẽ phân tích được những yếu tố của bức ảnh một cách khoa học nhất. Theo mình nghĩ nhiếp ảnh là bộ môn khoa học, khi mà giải trí được kết hợp với khoa học thì chúng ta sẽ có được những sản phẩm hài lòng.
Sương mong muốn được chia sẻ với các bạn trong bài học này kiến thức về bố cục cơ bản trong nhiếp ảnh mà ai cũng cần biết. Nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.
Đầu tiên mình sẽ muốn nói về một quy tắc căn bản, như các bạn đã biết trên chiếc điện thoại mỗi người trong phần chụp ảnh, chúng ta luôn luôn để ý thấy có những cái lưới. Gọi là chế độ lưới, người ta làm ra cái này đều là có mục đích cả, không phải để chơi mà là để các bạn khi chụp ảnh biết căn vào khung hình, đưa chủ thể vào những đường line đó. Các bạn chú ý điểm vàng và những khái niệm căn bản được quy ra bằng một hình ảnh hết sức căn bản.
Đây là một hình ảnh hết sức đơn giản nhưng nó đã được nghiện cứu tổng hợp từ các trường đại học và các phòng thí nghiệm về thị giác nổi tiếng trên thế giới mới ra được hình ảnh đơn giản thế này.
Đó là quy luật của trường lực, gọi là những điểm mạnh khi mắt người nhìn vào những khung hình. Đây là khung hình căn bản của nhiếp ảnh cũng như là điện ảnh, khung hình đơn giản thế này là tiền đề cho tất cả các sách giáo khoa dậy nhiếp ảnh của các trường đại học. Đây gọi là những điểm vàng và đường vàng.
Ví dụ như ta đặt nhân vật vào một trong 4 điểm thì nó sẽ được ưu tiên nhiều nhất và trường lực mắt người nhìn vào sẽ lớn nhất. Đây là một nghiên cứu khoa học mang tính chất tiên đề nên chúng ta tạo quy ước với nhau là chúng ta hãy dùng hình này làm tiền để để luôn luôn tuân thủ.
Ngày đầu khi còn đi học thì điều này bọn mình được dạy nhiều nhất và bắt buộc phải áp dụng nhiều nhất khi đi thực tập hoặc những lúc chụp ảnh. Vì sao?
Vì tất cả những khuôn hình khi đưa máy lên đều phải ngấm ở trong đầu, toàn bộ chủ thể đều phải được đặt lên những cái điểm vàng đường vàng, quy tắc như thế. Gọi là quy tắc 1/3, đôi lúc chúng ta quan sát những tờ báo chí nước ngoài về tin tức thông tin của các hãng lớn thì ta thấy tại sao những nhân vật họ đều đặt ở vị trí 1/3, những khung hình họ đều đặt rất đẹp nhưng chúng ta không thể nào giải thích được. Đó là họ đã tuân theo quy tắc điểm vàng và đường vàng một cách nhất quán không bao giờ thay đổi. Những hồi ngày đầu còn đi học về nhiếp ảnh bọn mình cũng phải học và tuân theo quy tắc điểm vàng và đường vàng cộng với thời gian thực tập mất đúng một tháng, để tạo một thói quen khi đưa máy lên mọi thứ đều tuân theo đúng quy chuẩn của nó.
Như chúng ta đã biết nhiếp ảnh bắt nguồn từ Phương Tây, tất cả quy tắc của họ đề ra là họ đều đã có những nghiên cứu rất khoa học và nền tảng rất vững chắc nên chúng ta phải luôn luôn đi theo những quy tắc đó thì chún ta luôn luôn có được bức ảnh đẹp.
Đối với các bạn có suy nghĩ thông thường thì khi đưa máy lên họ luôn đặt những chủ thể vào giữa khung hình, điều đó là sai hoàn toàn, sai với nguyên tắc thị giác, sai với nghiên cứu khoa học về trường lực của mắt.
Đại học O2O là một đại học rất nổi tiếng của mỹ, họ có một khoá nghiên cứu về hình ảnh, họ đã nghiên cứu ra tất cả những điểm con người ta nhìn vào luôn luôn là những điểm mạnh nhất và không bao giờ thay đổi. Để có một bức ảnh tốt chúng ta luôn luôn phải đặt chủ thể hay nhân vật chính vào trong khuôn hình theo quy tắc 1/3. Các nhà nhiếp ảnh lớn thành công trên thế giới cũng đều bám theo nguyên tắc này.