3 nghi lễ bắt buộc trong đám cưới Việt

BLOG3 nghi lễ bắt buộc trong đám cưới Việt
BLOG3 nghi lễ bắt buộc trong đám cưới Việt

Việt Nam là một trong những quốc gia có nghi lễ cưới hỏi rất đặc biệt, rất truyền thống với nhiều nghi lễ và tục lệ. Nếu như ngày xưa, một đám cưới hoàn thiện cần lục lễ, tuy nhiên, tuy nhiên, theo thời gian, người ta giản lược chỉ còn 3 nghi thức chính bắt buộc: Dạm ngõ, ăn hỏi và đón dâu.

=> Liên hệ đơn vị quay chụp tại Quảng Ninh: Sương Media
=> Book ngay Sương media tại: https://www.facebook.com/suongmedia
=> Đặt lịch quay phóng sự cưới chất lượng tại Quảng Ninh: https://www.facebook.com/chupanhcuoiquangninh
=> Xem thêm: Thông tin dịch vụ quay chụp phóng sự cưới của Sương Media

1. Dạm ngõ đám cưới 

Lễ dạm ngõ được xem như lần gặp gỡ chính thức đầu tiên giữa người lớn của hai gia đình. Theo nguyên tắc, cưới xin luôn là việc lớn trong đời nên cần nhiều thủ tục và nghi thức nghiêm ngặt, nếu ngày xưa, để hai người có thể chính thức trở thành vợ chồng, đôi bạn trẻ cần trải qua 3 năm với 6 lễ thì ngày nay, các nghi lễ cũng như thời gian cũng được giản lược bớt. Mặc dù vậy, dạm ngõ vẫn được giữ như thủ tục đầu tiên của đôi bên.

Công đoạn chuẩn bị cho lễ dạm ngõ cũng không quá khó khắn, người miền Bắc thường chuẩn bị cau phủ vải nhiễu đỏ như tráp cưới, kèm theo các lễ vật thông thường khác như rượu, trái cây, trà… Thêm một lưu ý nữa là lễ vật của miền Bắc luôn phải là số chẵn, tương ứng với quan niệm đủ đôi đủ cặp.

Sau khi đại diện nhà trai đến dạm ngõ, thì như định ngày của hai gia đình, nghi lễ quan trọng tiếp theo chính là lễ ăn hỏi.

2. Ăn hỏi đám cưới

Ăn hỏi là nghi lễ thứ hai, đây được xem như thời khắc đính hôn trong phong tục và quan niệm của người Việt Nam. Nghi lễ này tượng trưng cho thông báo chính thức về việc hứa gả con gái với quan viên hai họ. Theo phong tục lâu đời của miền Bắc, lễ vật nhà trai chuẩn bị sẽ là số lẻ, thường là 5,7,9 hay 11 lễ, hoàn toàn ngược lại với miền Nam. Ở cả hai miền, nhà gái đều sẽ là bên quyết định số lượng lễ cũng như các vật phẩm trong lễ vật.

Lễ ăn hỏi sẽ gồm trầu cau, rượu, thuốc lá, mứt, kẹo, bánh suse, hoa quả… và nhà trai sẽ đến vào ngày định sẵn, phát biểu và giới thiệu các thành viên tham gia đám hỏi trước. Sau đó, để đáp lễ, đại diện nhà gái sẽ phát biểu tương tự đồng thời đồng ý đề nghị và nhận lễ. Sau khi kết thúc phát biểu của đôi bên, cha, mẹ của hai nhà sẽ thắp hương báo cáo gia tiên nhà gái và cuối cùng, cô dâu, chú rể cùng ra mắt hai họ, mời trầu, rót nước…
Kết thúc nghi lễ ăn hỏi, cô dâu, chú rể chỉ còn chờ 1 nghi lễ cuối cùng vào ngày được định sẵn để về bên nhau: lễ rước dâu.

3. Rước dâu

Sau dạm ngõ và ăn hỏi là lễ rước dâu. Đây là nghi thức cuối cùng để kết thúc đám cưới truyền thống. Trong ngày định sẵn, chú rể cùng bố mẹ, họ hàng nhà trai tới nhà gsai, mang theo xe hoa, hoa cưới để đón cô dâu về nhà chồng. Đại diện nhà trai sẽ xin phép gia đình nhà gái thắp hương trên bàn thờ để báo cáo với gia tiên. Sau khi hoàn tất, bố cô dâu sẽ là người đưa con gái về nhà chồng, mẹ cô dâu phải ở lại nhà gái theo tục lệ.
Khi về đến nhà chú rể, đôi uyên ương sẽ thắp hương tại nhà trai sau đó của hành hôn lễ. Tùy vào điều kiện hay lựa chọn của gia đình đôi bên mà có thể tổ chức tiệc ngọt/ mặn tại gia hay khách sạn.

____________________
Sương Media – Quay phim Chụp hình, Truyền Thông và Marketing Online.
Hotline: 
0985 905 545
Địa chỉ: 71 Nguyễn Văn Cừ, TP. Hạ Long
Mail: [email protected]
Insta : @suongmedia.bts
Công ty TNHH SƯƠNG MEDIA
Copyright © 2021 by Sương Media.
All right reserved!

Latest news

Related news