Hành trình 11 tuổi bắt đầu chụp ảnh, 17 tuổi đã được chọn làm nhiếp ảnh gia cho Nike, David Uzochukwu – Một tài năng nhiếp ảnh đặc biệt.

MegaBimTIP & TRICKHành trình 11 tuổi bắt đầu chụp ảnh, 17 tuổi đã được...
MegaBimTIP & TRICKHành trình 11 tuổi bắt đầu chụp ảnh, 17 tuổi đã được...
David tự chụp chân dung, dự án cá nhân 2014

Một tài năng nhiếp ảnh đặc biệt!
11 tuổi bắt đầu chụp ảnh, 12 tuổi tự phát triển Portfolio (hồ sơ năng lực), liên tục thắng nhiều cuộc thi nhiếp ảnh danh giá, tham gia nhiều workshop nhiếp ảnh quốc tế. Rồi 16 tuổi được một Agency ký hợp đồng chính thức, 17 tuổi được chính nghệ sĩ FKA Twigs chọn là nhiếp ảnh gia cho chiến dịch của NIKE tại Mexico. Dự án này đã chiếm sóng trang chủ của nhiều tờ báo với tên gọi của cả Twigs & David Uzochukwu – tên của nhiếp ảnh gia đặc biệt về độ tuổi rất nhỏ của cậu.


Với phong cách độc đáo & nổi bật kết hợp với việc xử lý hậu kỳ thông minh, David Uzochukwu 17 tuổi nhanh chóng trở thành một nhiếp ảnh gia được săn đón. Nhưng David cũng thừa nhận rằng việc được nhiều người chú ý cũng đi cùng với áp lực cao, và kết quả một năm sau đó, cậu đã đến gần với việc “suy sụp tinh thần”. Trong bài này, cậu chia sẻ với chúng ta về hành trình, từ việc lần đầu cầm máy ảnh lên năm 11 tuổi, đến việc đăng ký học chuyên ngành triết học và tại sao công việc cá nhân sẽ luôn là chìa khóa để thỏa mãn trí sáng tạo.

ĐAM MÊ TỪ NHỎ

Tôi không nghĩ rằng mình muốn trở thành một nhiếp ảnh gia khi trưởng thành. Niềm đam mê này phát triển như một sở thích bên lề, nhưng rồi nó cứ lớn dần, lớn dần như quả bóng tuyết lăn đi vậy. Ngay từ lúc đầu, lúc tôi khoảng 11 tuổi, tôi chụp hình trên điện thoại, và sau đó chụp hình trên máy ảnh point and shoot (máy chụp tự động) của mẹ. Sau đó, sau khoảng 1 đến 2 năm, mẹ mua tặng cho tôi chiếc DSLR đầu tiên, một món quà mà tôi rất biết ơn mẹ vì đã tặng cho mình. Tôi bắt đầu đi làm trước cả khi tốt nghiệp cấp 3 và cứ tiếp tục làm như vậy.

Trong gia đình tôi không có ai làm nghệ sĩ hết, cho nên tôi tự đi tìm những nghệ sĩ trên mạng; và đó chính là cách mà tôi ‘vào nghề’, bắt đầu tiếp xúc với cả thế giới nhiếp ảnh và nghệ thuật. Tôi bắt đầu lập tài khoản Flickr, mà điều đáng buồn là Flickr bắt đầu lụi tàn rồi. Nhưng vẫn còn có thể tìm được những người thú vị trên Instagram. Nhưng dù sao thì Flickr cũng vẫn là một cộng đồng nhiếp ảnh an toàn, sáng tạo, và rất trẻ trung. Đó là cách mà tôi đã bắt đầu tất cả mọi thứ.

Lúc đầu, tôi chỉ vào xem các tác phẩm của mọi người, rồi up hình của mình nhưng để chế độ riêng tư. Sau đó, dần dần tôi mới mở tài khoản của mình ở chế độ công khai và chia sẻ các tác phẩm cá nhân lúc tôi 13 tuổi. Đó cũng là lúc tôi bắt đầu tự chụp chân dung. Nền tảng chính của tôi là Flickr, sau nữa là Tumblr như một phương án dự phòng. Sau này, tôi bắt đầu dùng đến Facebook và Instagram.


Hình trên Flickr cá nhân của David

MỘT NĂM BỨT PHÁ

Tôi tự đặt ra mục tiêu làm một dự án và đi chụp hình mỗi ngày. Vì thế tôi có được rất nhiều ảnh. Ngay sau đó, tôi bắt đầu tham dự nhiều cuộc thi và bắt đầu gửi tác phẩm của mình đến các tạp chí khác nhau. Gần như là ngay lập tức, tôi được chọn vào danh sách Flickr’s 20 Under 20 (danh sách 20 nhiếp ảnh gia dưới 20 tuổi có triển vọng nhất) và được bình chọn là Nhiếp ảnh gia của năm – bởi một công ty startup ở Berlin EyeEm. Trong 6 tháng tiếp theo, tôi nhận được rất nhiều cuộc phỏng vấn, và rồi agency hiện tại của tôi Iconoclast Image đã để mắt tới tôi, khi tôi 16 tuổi. Và mọi thứ phất lên từ đó.

Trong năm đầu tiên của tôi với Iconoclast, chúng tôi không làm gì nhiều, nhưng thực sự tôi đã cảm thấy sẵn sàng. Tôi đã có kinh nghiệm làm việc trước đó một thời gian rồi, và đã bắt đầu chụp hình nghệ sĩ chơi nhạc, rồi tôi cũng tiếp tục các sản phẩm riêng của mình cho đến khi chúng tôi bắt đầu chụp cho các bài xã luận. Mọi người bắt đầu tìm đến và công việc cứ thế phát triển. Những dự án chụp đầu tiên thì khá là nhỏ, nhưng vẫn làm tôi thấy hơi quá tải vì tôi đã quen với việc chụp hình một mình. Cho nên, việc có đến 10 người làm tôi cảm thấy nhóm làm việc đông người quá, và rồi sau đó nhóm còn phát triển thêm người nữa.

TẬP LÀM CHUYÊN NGHIỆP

Tôi đã không nhìn thấy khó khăn trước lúc bắt đầu làm việc có tiền, đó là chuyện công tác chuẩn bị chụp hình đã trở nên nặng nề như thế nào với tôi. Khi tôi làm độc lập, tôi tự làm hết những việc đó – từ chuyện lên ý tưởng cho đến khi thực hiện và ra thành phẩm. Nhưng khi bắt đầu những sản phẩm quy mô lớn hơn, tự nhiên có quá nhiều người cùng tham gia công việc một lúc. Cảm giác như là một nửa thời gian của tôi dành ra là để tham dự các cuộc họp nhóm, đảm bảo rằng tất cả mọi người đều đang theo đúng tiến độ công việc và hiểu đúng mục tiêu công việc, từng bước một. Có rất nhiều thời gian được dành ra để nói chuyện, để đưa ra quyết định, nhưng tất cả những việc ngốn thời gian ấy dẫn đến thành quả mỹ mãn hơn.

Chắc chắn một điều, nếu tôi không có agency riêng, tôi sẽ không làm được những việc mà tôi đang làm bây giờ. Rất may mắn là tôi có được vị trí như bây giờ, bởi vì thay vì dành thời gian để lo những chuyện giấy tờ và việc vặt, tôi dành thời gian bắt tay vào công việc chuyên môn với các nhà sản xuất, và tiết kiệm được nhiều năng lượng hơn cho việc sáng tạo, và chắc chắn sẽ tạo ra những sản phẩm xuất sắc hơn.


David phác họa hình chụp trước khi bắt đầu buổi chụp hình






THÍCH NGHI HOÀN CẢNH

Tôi thấy bồn chồn lo lắng mỗi khi tôi chuẩn bị chụp hình. Nhưng với tôi, điều đó là một dấu hiệu tốt, bởi vì nó cho tôi thấy tôi thực sự quan tâm đến công việc. Và để bản thân bình tĩnh lại, tôi sẽ ngồi xuống ở một góc nào đó, vẽ nháp những hình ảnh mà tôi muốn chụp ngày hôm đó. Và ngay cả khi tôi biết rằng mình sẽ không quên thứ gì đâu, sự lo lắng vẫn ở đó. Nên tôi làm rất nhiều công đoạn chuẩn bị, để tôi có thể bắt tay vào công việc và biết chính xác mình đang có gì trong ‘túi’, biết là tôi muốn chính xác điều gì, và có tất cả mọi thứ hoạch định trong đầu. Sau đó, xuyên suốt quá trình chụp hình, tôi đều cảm thấy an tâm ngay cả khi có một số việc hơi đi lệch với dự định một chút.

Lúc tôi bắt đầu công việc chụp hình chính thức, tôi vẫn còn đang theo học cấp 3. Các buổi chụp hình đa phần đều diễn ra vào cuối tuần để tôi không bị lỡ buổi học nào. Sau khi hoàn thành phổ thông, tôi nghỉ 1 năm, nhưng trong 1 năm đó, gần như là tôi “quá bận rộn”, bởi vì dù có chọn lựa các dự án cẩn thận đến thế nào đi nữa, tình hình lúc nào cũng là tôi đang có quá nhiều việc. Các dự án thường hay kéo dài hơn dự tính, cho nên có những lúc tôi cảm giác như tôi sắp suy sụp tinh thần rồi. Trong thời gian đó, tôi đã học được rất nhiều điều, nhưng tôi vẫn luôn cố gắng để cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Hình trên Flickr cá nhân của David




HỌC CÁCH CHẬM LẠI

Sau một năm nghỉ học để đi làm toàn thời gian có lẽ là thời gian làm cho tôi quyết định quay trở lại trường học vào năm nay để theo học chuyên ngành Triết học, thực sự làm tôi bình tâm lại. Có quá nhiều thứ để làm, và có quá ít thời gian để thực hiện nó. Khi làm việc với nhiều khách hàng khác nhau, tôi cần có khả năng dừng lại và lùi lại một bước để nhìn một thứ rõ ràng hơn, để cân bằng giữa mục tiêu của họ và mục tiêu của tôi. Tôi phải học cách sống cùng với ngân sách thực tế và phải cố gắng tìm ra giải pháp có tính ứng dụng thực tế. Điều đó có thể hơi khó đối với một người còn nhỏ tuổi, một người chỉ muốn tạo ra những thứ “cool ngầu” và trông “nghệ”. Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình sẽ chụp hình để kiếm tiền, tôi chỉ muốn làm ra những sản phẩm đẹp, cho nên nhiều lúc điều đó là thứ mà tôi phải thỏa hiệp.

Từ chối công việc trở thành một cảm giác tội lỗi. Tôi biết tầm nhìn của tôi và vũ trụ quan của tôi, vì vậy nó chỉ là một vấn đề về việc xem xét: Tôi có thể chia sẻ công việc này trên tài khoản cá nhân của mình không? Đó có phải là điều tôi có thể tự hào? Đặt những câu hỏi này làm cho mọi việc trở nên dễ dàng khi xem xét liệu tôi có thể làm cho nó phù hợp với thế giới của tôi không.

Hình trên Flickr cá nhân của David

LUÔN LUÔN TỰ HỌC

Tôi luôn tự học bằng cách xem hướng dẫn online, rồi thử – sai và làm lại. Bởi vì tôi chẳng có mối quan hệ nào trong giới làm sáng tạo, hay có một người hướng dẫn, những video dạy cách chỉnh sửa hình ảnh trở nên rất hữu ích, vì đó là vấn đề duy nhất mà tôi cần có sự trợ giúp – một cái máy ảnh thì khá là dễ hiểu, nhìn vào đó là tôi biết tôi cần phải làm gì, và tôi thì cũng không dùng đến ánh sáng (lighting).

Tuy nhiên, nhiều lúc tôi thực sự ước ao mình có một người hướng dẫn (mentor). Khi tôi thấy những người đi học trường nhiếp ảnh chuyên nghiệp, tôi nhận ra rằng việc đó có thể đưa họ tới những con đường khác trong tương lai thú vị hơn rất nhiều. Nhưng tự lực cánh sinh như tôi thì cũng ổn thôi, tôi cần phải để ý hơn đến những điểm yếu cần cải thiện của mình.

Trường đào tạo nghệ thuật ở Mỹ và Anh đều rất đắt đỏ; tôi còn không chắc là có đáng để bỏ tiền ra theo đuổi một tấm bằng nghệ thuật không. Nếu tôi đầu tư ngần ấy tiền, có lẽ tôi có thể dành tiền đó làm việc khác có ích hơn, rồi tự học.

Hình trên Flickr cá nhân của David


PHÁT TRIỂN CÔNG VIỆC

Năm ngoái, tôi đã làm đạo diễn lần đầu tiên trong đời, cho một clip ngắn của hãng Dior. Thực sự đối với tôi, dự án đó rất kích thích, vì nó làm thay đổi tất cả mọi thứ. Một mặt, dự án đó rất khác với việc làm nhiếp ảnh, nhưng cũng có những điểm giống nhau. Việc cố gắng thách thức giới hạn của nhiếp ảnh và làm phim – chỉ việc đó thôi đã rất thú vị rồi.

Hướng đi mà tôi muốn hướng đến tiếp theo là làm các tác phẩm mang tính nghệ thuật hơn một lần nữa. Lúc đầu, tôi đã không nhất thiết phải chú ý đến yếu tố đó, nhưng trong hai năm gần đây tôi đã tập trung chủ yếu vào các sản phẩm thương mại. Bây giờ tôi chỉ ở điểm mà tôi chỉ cần làm cho một số thứ biến thành hiện thực, và thực hiện một số ý nghĩ đang xoay quanh đầu tôi trong một thời gian.

Clip của Dior
Chân dung của J-Hus mà David đã chụp cho tạp chí Wonderland

GIỮ GÌN MỤC TIÊU TRONG SÁNG

Một câu hỏi về việc lắng nghe sự mách bảo trong lương tâm của bạn, tin vào bản năng của bạn và có thể lên tiếng. Nó cũng là chuyện nhận ra khi bạn được lựa chọn để thực hiện một công việc, bạn cần phải lên tiếng, kiểm soát những gì đang diễn ra và định hình nó theo ý thích của bạn, hết mức có thể. Hãy thử và thách thức bản thân ở mức nhiều nhất có thể, và nếu có bất cứ điều gì làm bạn khó chịu hoặc không giống như lẽ thường, hãy lấy nó ra, sửa chữa hoặc nhờ người khác sửa nó. Nếu bạn thực sự lắng nghe những gì bản năng của bạn đang nói với bạn, giọng nói của bạn chắc chắn sẽ phát ra rõ ràng.

Tôi nghĩ rằng thật sự phải có một sự tự tin nhất định, nhưng đối với cá nhân tôi, tôi nghĩ rằng điều đó xuất phát từ công việc, tiềm năng của nó và tin vào tầm nhìn của chính tôi. Trong cuộc sống hàng ngày, tôi tương đối tự tin, nhưng một khi tôi bước vào các định chế thiết lập và vào chế độ làm việc, nó lại là một trò chơi hoàn toàn khác.



Đối với tôi, có thể thực hiện càng nhiều dự án cá nhân càng tốt – bạn đâu thể thực hiện được quá nhiều dự án đâu. Điều đó thực sự giúp tôi cho đến nay. Tôi cũng được chọn lọc khi tham gia vào công việc nhóm – nó sẽ phải là những điều khiến tôi tự hào. Sau đó, tôi sẽ gửi tác phẩm đến khắp mọi nơi – đến blog và trang web tôi thích. Tôi tham gia các cuộc thi, kết quả là tôi có được triển lãm về tác phẩm của mình. Mọi thứ với thành phẩm thực tế (như show triển lãm) luôn thật tuyệt vời, nhưng một việc khác cũng rất quan trọng đó là để mọi người thấy tác phẩm trên một blog ngẫu nhiên hoặc trên Instagram. Lời khuyên của tôi cho bất cứ ai sẽ là làm công việc nhiếp ảnh này là hãy thực hiện càng nhiều công việc mà bạn tự hào nhất có thể, và hãy trưng bày nó ở mọi nơi bạn có thể nghĩ đến.


Nguồn: Tinh Tế

admin
adminhttps://suongmedia.com
Sáng Tạo – Hiện Đại – Cảm Xúc Đó là những giá trị cốt lõi để mỗi sản phẩm được tạo ra không bao giờ lỗi thời.

Latest news

Related news